Nếu có dịp xuôi về thành phố bên sông Hàn, hãy dừng chân ghé thăm bảo tàng Chăm lớn nhất nước.
Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ, trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
Tọa lạc ở 2 tuyến phố đẹp nhất nhì thành phố Đà Nẵng, đường 2.9 và Trưng Nữ Vương, bảo tàng điêu khắc Chăm được khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915 với sự giúp sức của những nhà bác học người Pháp của trường Viễn Đông Bác Cổ. Bảo tàng khánh thành năm 1919, trải qua nhiều đợt tu bổ, hoàn thiện để có diện mạo như hôm nay.
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng sở hữu gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, số còn lại rải rác trong khuôn viên và đang cất giữ.
Bước vào khuôn viên bảo tàng, với kiến trúc Gothic ảnh hưởng đậm nét từ kiến trúc Pháp, hài hòa với không gian nơi những khóm hoa sứ đang tỏa hương dịu mát, mang đến một trải nghiệm khác biệt.
Giữa lòng thành phố Đà Nẵng sôi động, bảo tàng Chăm cho du khách phút lắng đọng, như hành trình đi tìm hình bóng vương triều một thời hưng thịnh.
Cách bày biện trong bảo tàng chủ yếu phân theo khu vực các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Cách phân chia này khiến khách tinh ý sẽ nhận ra nét đặc trưng, dấu ấn về kiến trúc Chăm đặc trưng của mỗi địa phương, do ảnh hưởng của văn hóa và lối sống đặc trưng.
Dạo bước qua từng hành lang Quảng Nam, Quảng Bình hay gian phòng Mỹ Sơn, thấy tận mắt những tạo tác khắc họa thần Shiva, Brahma, đài thờ Mỹ Sơn tinh xảo đến từng chi tiết, thầm ngưỡng mộ sức sáng tạo tài hoa của nghệ nhân xưa. Hình ảnh các linh vật, các vị thần Ấn Độ giáo hay cảnh sinh hoạt đời thường được chạm khắc công phu đến bây giờ vẫn rất tinh xảo. Bao thế kỷ trôi qua, vật đổi sao dời, các chứng tích cho một vương triều vẫn kiêu hãnh tồn tại thách thức cùng thời gian như thế.
Phần lớn tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, nhiều nhất là sa thạch, niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15 đa dạng về phong cách nghệ thuật, hình khối, chạm khắc...
Dường như mỗi tác phẩm nghệ thuật nơi đây đều mang trong mình một câu chuyện, một số phận lênh đênh chìm nổi như vương triều đã sản sinh ra nó. Từ trong lớp bụi của thời gian, chiến tranh tàn phá, bao thế hệ đã dày công sưu tầm, mang các hiện vật này về dưới mái nhà chung. Chính sự tập hợp có hệ thống và trong một chỉnh thể giúp các tác phẩm nghệ thuật Chăm pa tỏa ra sức sống mới, khẳng định giá trị tinh thần vượt thời gian.
Du khách Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới tìm về để có dịp ngưỡng vọng dấu ấn văn hóa của một thời, say sưa ghi chép và chụp ảnh. Một điều khá tiếc là lượng khách nước ngoài dồn dập, hiếm hoi lắm một du khách người Việt.
Ghé thăm bảo tàng dù ngày nóng bức hay mưa dầm, bước vào không gian đặc biệt này bạn sẽ giũ bỏ hết những bộn bề bên ngoài, chìm đắm vào sự tĩnh lặng, sự vấn vương hoài niệm. Đến bảo tàng điêu khắc Chăm pa để chiêm ngưỡng sức sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ nhân Chăm xưa để tạc nên những tuyệt tác còn mãi với thời gian.
Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ, trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
Tọa lạc ở 2 tuyến phố đẹp nhất nhì thành phố Đà Nẵng, đường 2.9 và Trưng Nữ Vương, bảo tàng điêu khắc Chăm được khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915 với sự giúp sức của những nhà bác học người Pháp của trường Viễn Đông Bác Cổ. Bảo tàng khánh thành năm 1919, trải qua nhiều đợt tu bổ, hoàn thiện để có diện mạo như hôm nay.
Bước vào khuôn viên bảo tàng, với kiến trúc Gothic ảnh hưởng đậm nét từ kiến trúc Pháp, hài hòa với không gian nơi những khóm hoa sứ đang tỏa hương dịu mát, mang đến một trải nghiệm khác biệt.
Giữa lòng thành phố Đà Nẵng sôi động, bảo tàng Chăm cho du khách phút lắng đọng, như hành trình đi tìm hình bóng vương triều một thời hưng thịnh.
Cách bày biện trong bảo tàng chủ yếu phân theo khu vực các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Cách phân chia này khiến khách tinh ý sẽ nhận ra nét đặc trưng, dấu ấn về kiến trúc Chăm đặc trưng của mỗi địa phương, do ảnh hưởng của văn hóa và lối sống đặc trưng.
Dạo bước qua từng hành lang Quảng Nam, Quảng Bình hay gian phòng Mỹ Sơn, thấy tận mắt những tạo tác khắc họa thần Shiva, Brahma, đài thờ Mỹ Sơn tinh xảo đến từng chi tiết, thầm ngưỡng mộ sức sáng tạo tài hoa của nghệ nhân xưa. Hình ảnh các linh vật, các vị thần Ấn Độ giáo hay cảnh sinh hoạt đời thường được chạm khắc công phu đến bây giờ vẫn rất tinh xảo. Bao thế kỷ trôi qua, vật đổi sao dời, các chứng tích cho một vương triều vẫn kiêu hãnh tồn tại thách thức cùng thời gian như thế.
Phần lớn tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, nhiều nhất là sa thạch, niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15 đa dạng về phong cách nghệ thuật, hình khối, chạm khắc...
Dường như mỗi tác phẩm nghệ thuật nơi đây đều mang trong mình một câu chuyện, một số phận lênh đênh chìm nổi như vương triều đã sản sinh ra nó. Từ trong lớp bụi của thời gian, chiến tranh tàn phá, bao thế hệ đã dày công sưu tầm, mang các hiện vật này về dưới mái nhà chung. Chính sự tập hợp có hệ thống và trong một chỉnh thể giúp các tác phẩm nghệ thuật Chăm pa tỏa ra sức sống mới, khẳng định giá trị tinh thần vượt thời gian.
Du khách Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới tìm về để có dịp ngưỡng vọng dấu ấn văn hóa của một thời, say sưa ghi chép và chụp ảnh. Một điều khá tiếc là lượng khách nước ngoài dồn dập, hiếm hoi lắm một du khách người Việt.
Ghé thăm bảo tàng dù ngày nóng bức hay mưa dầm, bước vào không gian đặc biệt này bạn sẽ giũ bỏ hết những bộn bề bên ngoài, chìm đắm vào sự tĩnh lặng, sự vấn vương hoài niệm. Đến bảo tàng điêu khắc Chăm pa để chiêm ngưỡng sức sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ nhân Chăm xưa để tạc nên những tuyệt tác còn mãi với thời gian.
Post a Comment