Nhiều người lợi dụng con đường đi du lịch để bỏ trốn không chỉ gây thiệt hại đối với các công ty lữ hành, mà còn đẩy họ vào nguy cơ bị rút giấy phép kinh doanh.
Một hiện tượng đang được dư luận quan tâm đó là hình thức lợi dụng đi du lịch để trốn ra nước ngoài định cư bất hợp pháp. Tình trạng này khiến thị trường du lịch quốc tế đang sôi động bỗng trở nên héo hon bởi các thủ tục đăng ký visa, cấp hộ chiếu, xin visa du lịch nước ngoài bắt đầu trở nên khó khăn. Còn các công ty du lịch thì lúng túng trước diễn biến phức tạp này.
Xuất hiện cùng các hồ sơ của các đối tượng núp bóng đi du lịch để bỏ trốn, chị Quyên, một hướng dẫn viên du lịch vẫn chưa hết lo lắng sau khi bốn người khách đi cùng đoàn đã bất ngờ bỏ trốn tại Singapore và Hàn Quốc mới đây.
Chị Lê Thị Ngọc Quyên, hướng dẫn viên du lịch tại TP. HCM cho biết: "Khi đi họ (những người khách du lịch bỏ trốn - PV) mua vé cùng với đoàn, nhưng khi tới sân bay họ không tham gia đi du lịch cùng với đoàn mà có người đón họ đã chờ sẵn ở Singapore. Thậm chí, có trường hợp mình đã giữ hộ chiếu tới ngày cuối cùng, khi đi ra sân bay về, sau khi lấy vé máy bay xong bắt buộc mình phải phát lại hộ chiếu cho khách để đi vào trong thì họ cầm vé máy bay và hộ chiếu rồi đi ngược ra ngoài".
Cũng theo người hướng dẫn viên này, đa phần những người bỏ trốn là phụ nữ. Họ tìm cách định cư bất hợp pháp tại nơi đến hoặc tìm đường đến nước thứ ba.
Sự việc liên tiếp xảy ra khiến nhiều daonh nghiệp lữ hành cảm thấy lo sợ. Ông Trần Long, Tổng giám đốc Công ty CPTT Du lịch Việt cho biết: "Thời gian qua thị trường khách hàng trốn nhiều nhất là Hàn Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Úc hiện nay cũng đã có tình trạng này. Tại khu vực Đông Nam Á có thị trường Malaysia, Singapore tình trạng bỏ trốn tương đối nhiều. Những công ty du lịch sẽ bị các hình thức phạt rất nặng nề khi có khách bỏ trốn ở lại. Thậm chí, những đoàn khách về sau có thể không được cấp visa nữa. Và những công ty du lịch đó có thể bị rút giấy phép hoặc không bao giờ được xin visa cho khách đến nước đó du lịch".
Tin từ phòng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay đã ngừng cấp thị thực cho hai đơn vị lữ hành có khách trốn tại nước này. Đồng thời, cảnh báo sẽ áp dụng hình thức tương tự đối với một số công ty du lịch khác nếu vi phạm.
Hiện tượng xuất cảnh "chui" dưới hình thức du lịch đang rộ lên khiến các nước Asean, tuy được miễn visa nhưng các thủ tục đã bắt đầu trở nên phức tạp.
Bà Đỗ Phan Vĩnh Hải, Trưởng phòng Maketing Cục Xúc tiến du lịch Malaysia cho biết: "Con số khách du lịch ở Việt Nam đi và bỏ trốn đều tăng lên. Vì vậy sẽ khó khăn hơn trong việc xin cấp visa. Nếu các công ty du lịch có nhiều khách bỏ trốn quá thì sẽ bị các cơ quan chính phủ bên Malaysia để ý và sẽ khó khăn hơn cho các đoàn khách sau".
Việc khách du lịch lợi dụng hình thức này để trốn ở lại cũng đang được các cơ quan chức năng đặt dấu hỏi: Có hay không việc doanh nghiệp thông đồng với các đối tác để thực hiện các phi vụ xuất ngoại chui đang được điều tra, làm rõ.
Một hiện tượng đang được dư luận quan tâm đó là hình thức lợi dụng đi du lịch để trốn ra nước ngoài định cư bất hợp pháp. Tình trạng này khiến thị trường du lịch quốc tế đang sôi động bỗng trở nên héo hon bởi các thủ tục đăng ký visa, cấp hộ chiếu, xin visa du lịch nước ngoài bắt đầu trở nên khó khăn. Còn các công ty du lịch thì lúng túng trước diễn biến phức tạp này.
Xuất hiện cùng các hồ sơ của các đối tượng núp bóng đi du lịch để bỏ trốn, chị Quyên, một hướng dẫn viên du lịch vẫn chưa hết lo lắng sau khi bốn người khách đi cùng đoàn đã bất ngờ bỏ trốn tại Singapore và Hàn Quốc mới đây.
Cũng theo người hướng dẫn viên này, đa phần những người bỏ trốn là phụ nữ. Họ tìm cách định cư bất hợp pháp tại nơi đến hoặc tìm đường đến nước thứ ba.
Sự việc liên tiếp xảy ra khiến nhiều daonh nghiệp lữ hành cảm thấy lo sợ. Ông Trần Long, Tổng giám đốc Công ty CPTT Du lịch Việt cho biết: "Thời gian qua thị trường khách hàng trốn nhiều nhất là Hàn Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Úc hiện nay cũng đã có tình trạng này. Tại khu vực Đông Nam Á có thị trường Malaysia, Singapore tình trạng bỏ trốn tương đối nhiều. Những công ty du lịch sẽ bị các hình thức phạt rất nặng nề khi có khách bỏ trốn ở lại. Thậm chí, những đoàn khách về sau có thể không được cấp visa nữa. Và những công ty du lịch đó có thể bị rút giấy phép hoặc không bao giờ được xin visa cho khách đến nước đó du lịch".
Tin từ phòng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay đã ngừng cấp thị thực cho hai đơn vị lữ hành có khách trốn tại nước này. Đồng thời, cảnh báo sẽ áp dụng hình thức tương tự đối với một số công ty du lịch khác nếu vi phạm.
Hiện tượng xuất cảnh "chui" dưới hình thức du lịch đang rộ lên khiến các nước Asean, tuy được miễn visa nhưng các thủ tục đã bắt đầu trở nên phức tạp.
Bà Đỗ Phan Vĩnh Hải, Trưởng phòng Maketing Cục Xúc tiến du lịch Malaysia cho biết: "Con số khách du lịch ở Việt Nam đi và bỏ trốn đều tăng lên. Vì vậy sẽ khó khăn hơn trong việc xin cấp visa. Nếu các công ty du lịch có nhiều khách bỏ trốn quá thì sẽ bị các cơ quan chính phủ bên Malaysia để ý và sẽ khó khăn hơn cho các đoàn khách sau".
Việc khách du lịch lợi dụng hình thức này để trốn ở lại cũng đang được các cơ quan chức năng đặt dấu hỏi: Có hay không việc doanh nghiệp thông đồng với các đối tác để thực hiện các phi vụ xuất ngoại chui đang được điều tra, làm rõ.
Post a Comment