0
Tại sao bạn phải thiết kế ra cả một lịch trình điểm đến, thời gian lưu trú, hay phương tiện di chuyển, chi phí sử dụng, ăn uống, mua sắm…cho cả chuyến hành trình? Bởi vì đó là cách để bạn tiết kiệm chi phí tốt nhất về thời gian cũng như tiền bạc khi du lịch vào dịp lễ.

SOHA TRAVEL chia sẻ với các bạn 13 mẹo đi du lịch dịp lễ 30/4 -1/5 tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn tự do và cực kỳ thoải mái.



Bỏ ra số tiền ít hơn nhưng vẫn có được chuyến đi như ý, chắc hẳn chuyến đi của bạn sẽ vui hơn nhiều.

1. Chỗ ở

Nếu có kế hoạch sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn chỗ ở tiện nghi mà giá cả vẫn rẻ. Những chuỗi khách sạn, nhà nghỉ gần khu vực du lịch: gần bãi biển, gần trung tâm vui chơi thường có giá đắt vô lý so với những khách sạn, nhà nghỉ ở xa hơn. Vì vậy, hãy tìm hiểu thông tin trên internet và cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phòng nghỉ. Nếu khéo miệng bạn hoàn toàn có thể có được giá phòng mềm hơn rất rất nhiều.

2. Tham khảo từ người đi trước

Bạn hãy hỏi những người đi trước để có những lựa chọn hợp lý, nhất là vấn đề về ngủ nghỉ và ăn uống. Một vài quán ngon rẻ, chỗ nghỉ ngơi hợp lý đã được "kiểm định" bởi người đi trước sẽ khiến bạn tiết kiệm được kha khá hầu bao.

3. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Vào thời gian cao điểm, vé máy bay hay vé tàu thường trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Do đó, nếu chỉ tới những địa điểm gần nhà, bạn hãy lựa chọn phương tiện cá nhân. Điều này vừa giúp bạn có thêm trải nghiệm và tiết kiệm tiền khá tốt.

4. Cắm trại để có thêm trải nghiệm

Với tiêu chí tiết kiệm trong chuyến đi, bạn không nên chọn một khách sạn sang trọng. Việc cắm trại và tự nấu nướng bên bờ biển, trên núi cao vắng vẻ hay gần bìa rừng ở một nơi vắng bóng khách du lịch sẽ rất hợp với kỳ nghỉ dưỡng của lứa đôi hay những gia đình có con nhỏ, thích sự yên tĩnh.


Cắm trại cũng là một trải nghiệm thú vị nếu bạn cân nhắc đầy đủ các yếu tố.

5. Tận dụng đồ ăn "miễn phí"

Nếu bắt buộc phải đi bằng máy bay, bạn cũng nên tận dụng những đồ ăn được chuẩn bị cho hành khách. Đừng nên lãng phí khoản tiền này vì với một số hãng, giá tiền cho một bữa ăn không hề nhỏ. Hơn nữa, mỗi hãng hàng không lại có mang đặc trưng riêng cho thực đơn của mình, rất nên nếm thử. Bạn cũng có thể tiết kiệm được tiền ăn cho một bữa.

Nếu ở nơi bạn đến đang diễn ra các lễ hội ẩm thực thì đây thực sự là cơ hội để bạn thử nghiệm các món ăn đặc sản với giá ưu đãi, thậm chí ăn thử với giá bằng không.

6. Địa điểm ăn uống

Cách tốt nhất để thưởng thức ẩm thực mà vẫn tiết kiệm chi phí là có một người am hiểu địa phương hướng dẫn. Nếu không có bạn bè ở đây, bạn có thể trò chuyện với người dân địa phương để có được những thông tin hữu ích. Ngoài ra có thể tìm thêm thông tin ở các diễn đàn.


Thay vì vào nhà hàng buổi tối, bạn hãy thưởng thức các món ngon vào buổi trưa, bạn sẽ được phục vụ với chất lượng tốt mà không quá đông khách.

7. Tiết kiệm từ nước uống

Nếu cứ đi đến đâu bạn mới mua nước ở đó thì sẽ rất tốn tiền. Đặc biệt các điểm du lịch, nhà hàng sẽ bán nước mắc tiền hơn nước mua trong siêu thị. Hãy mua nước ở siêu thị, mua chai to khoảng 2 lít để trong khách sạn và chia ra chai nhỏ để cầm đi cho đỡ nặng.

Nếu vẫn không an tâm về chất lượng vệ sinh của nguồn nước ở các đài phun hay vòi công cộng, bạn có thể đun nước từ đêm hôm trước. Đa số các khách sạn đều có ấm siêu tốc để pha café, bạn có thể tận dụng chúng.

8. Tự nấu

Một số người đi du lịch dài ngày thường chọn phương án này. Nếu đến một nơi có biển, bạn hãy thăm làng chài và mua thức ăn tươi ngon và nhờ họ nấu hộ. Ở các vùng biển ngày nay đều có dịch vụ như vậy. Hơn nữa, đi chợ khám phá được cuộc sống của người dân bản địa cũng là trải nghiệm thú vị.

Tự nấu ăn sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều trong chuyến đi của bạn đấy

9. Chia sẻ hóa đơn

Nếu đi nhóm đông người bạn nên chia sẻ hóa đơn, mỗi người lựa chọn một món để có thể thưởng thức được nhiều món hơn.

10. Đừng "kén cá chọn canh"

Hãy nhớ rằng mục đích chính của việc du lịch chính là khám phá những miền đất mới, mặc dù bao gồm cả việc khám phá ẩm thực nhưng bạn cũng không nên quá khắt khe và kén chọn. Đôi khi bạn cũng nên dễ tính một chút, ăn những đồ ăn ngày thường không mê lắm nhưng giá cả hợp lý, đủ chất và no bụng.

11. Trang bị vật dụng cần thiết, tránh phí phát sinh

Bạn chỉ nên mang theo những vật dụng thực sự cần thiết như quần áo, giấy tờ tùy thân, máy chụp ảnh, các loại thuốc... để hành lý được gọn gàng và dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, nếu không muốn phát sinh chi phí cho những vật dụng phải mua ở các khu du lịch vì sự bất cẩn của mình, bạn nên lên danh sách những vật dụng cần mang theo.

12. Mua đồ ăn nhẹ mang theo

Mang những đồ ăn nhẹ như bánh mỳ, xúc xích và một số đồ ăn vặt theo, bạn sẽ có bữa trưa nhẹ nhàng mà vừa tiết kiệm, thay vì mua đồ ăn ở các điểm du lịch.

Bánh mỳ, xúc xích là món được ưa chuộng cho những chuyến đi

13. Mua sắm hợp lý

Bạn dễ bị choáng ngợp bởi các món đặc sản địa phương hấp dẫn cũng như những đồ lưu niệm xinh xắn, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua đồ xem mình có thực sự cần không.

Nguồn: http://sohatravel.vn/13-meo-di-du-lich-dip-le-30-4-1-5-tiet-kiem-chi-phi-nhat.html

Post a Comment

 
Top