1. Bánh chưng

Là món bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất là thức bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời Vua Hùng thứ 16 đã sáng tạo ra nhằm thể hiện lòng biết ơn với cha ông và đất trời xứ sở.


Nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh chưng chính là gạo nếp như nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước, ngoài ra còn có đậu xanh, thịt lợn, lá dong được gói ghém vuông vức và đem luộc chín. Bánh rất thơm, dền và xanh ngắt màu xanh của lá.

Nhắc đến bánh chưng, là nhắc đến một món ăn truyền thống rất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Thịt kho tàu

Thịt kho tàu không những là món ngon ngày Tết mà còn được nâng lên thành nghệ thuật có giá trị văn hóa cao. Chính màu thịt đỏ au, màu trứng hồng hồng và màu cá lóc nâu nâu hòa cùng với nước kho thịt sóng sánh đã làm tăng thêm sự quyến rũ và cảm giác thèm thuồng nhờ độ béo, ngọt và mặn vừa phải. Nếu như thịt kho có vị thơm tho, beo béo thì cá và trứng sẽ mang lại cho ta một mùi ngòn ngọt hòa cùng với vị chua cay của các món ăn kèm sẽ tác động vào mọi giác quan và tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể.


Tuy nồi thịt kho tàu không đòi hỏi phải cầu kỳ nhưng không phải ai cũng kho được. Kho như thế nào cho thịt rệu mà mỡ và thịt vẫn còn nguyên vẹn, nước mỡ trong vắt và màu thịt từ vàng đến đỏ au? Muốn có một nồi thịt thơm phức, thịt để vào đầu lưỡi tan mềm, chọn những miếng thịt đùi bắp hoăc thịt lưng nửa nạc nửa mỡ đem về làm sạch, cắt ra từng miếng vuông rồi đem ướp với tỏi, ớt, đường, nước mắm, thêm chút rượu trắng và một ít nước dừa tươi, giữ cho gia vị thấm đều vào thịt chừng hơn một tiếng đồng hồ là bắc lên bếp. Đợi khi nước sôi vài dạo, hớt bọt, mới cho cá lóc cắt khứa và hột vịt lột vỏ vào nồi. Phần quan trọng sau cùng là cho nước dừa tươi vào và nêm nếm cho vừa ăn. 

Bí quyết của nồi thịt kho tàu là ướp thịt, kho bằng nước dừa và giữ lửa riu riu cho đến khi nào nồi thịt chín mềm. Nhưng muốn cho nồi thịt thật nhừ phải hâm đi hâm lại nhiều lần. Hâm đến nỗi nạc mềm ra, mỡ trong vắt, ăn vào không cảm thấy ngấy. Khi cho vào miệng, chưa cần nhai miếng thịt đã tan dần, lắng nghe như có mùi thơm phức và tuyệt hảo nhờ sự phối ngẫu tinh tế giữa các vị béo, ngọt, mặn và chua cay.Ngày Tết gia đình nào cũng giữ được những món ăn truyền thống. Riêng món thịt kho tàu lúc nào cũng tạo cho tôi một ấn tượng khó quên.

3. Giò lụa (chả lụa)

Được biết đến như một món ăn vừa thông dụng vừa sang trọng, giò lụa là một món ăn thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn của người dân Việt Nam. 


Giò lụa truyền thống được làm từ 3 nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn kết hợp cùng nước mắm ngon sau đó gói trong lá chuối xanh và đem luộc chín.

4. Xôi

Xôi là một món ăn rất thông dụng trong đời sống của người dân có chung nền văn hóa lúa nước. Với nguyên liệu chính là những nông sản như gạo, đỗ, lạc…được mang đi đồ hoặc hấp chín. 


Món xôi thường được ăn nóng, gạo chín dẻo thơm không bị nát là đạt tiêu chuẩn. Trong những dịp lễ tết người dân ưa thích sử dụng nhất là món xôi gấc. Theo văn hóa các nước Châu Á nói chung màu đỏ đem lại sự may mắn, cát vượng. Khi đồ xôi cùng gấc chín sẽ cho ra một màu đỏ tự nhiên rất đẹp mắt. Người Việt Nam cho rằng màu đỏ từ xôi gấc sẽ khiến họ gặp được nhiều may mắn trong năm mới.

5. Gà luộc

Không cầu kì hay kiểu cách nhưng món gà luộc lại là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc dù lớn hay nhỏ. 

Gà trống luộc nguyên con là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng tổ tiên của người Việt trong ngày Tết.


6. Nem rán (chả giò)

Món nem thơm giòn chấm với nước mắm chua ngọt là một món ăn rất ngon và ngày càng được nhiều thực khách nước ngoài yêu thích. 


Làm món nem cũng không hề khó, những nguyên liệu không thể thiếu là thịt lợn băm nhuyễn, trứng gà hoặc trứng vịt, một vài loại củ như su hào, cà rốt... cùng với miến, mộc nhĩ…trộn đều với ít gia vị rồi đem cuốn với bánh đa (bánh tráng) rồi đem rán (chiên) vàng.

Món nem là món ăn rất đặc sắc trong mâm cỗ của người dân Việt.
 
Top