Hiện nay khi các công trình kiến trúc cổ còn tồn tại trở nên hiếm, con người mới biết quý trọng, tìm kiếm để bảo tồn , lưu giữ. Vì đó là những công trình quý giá không những tôn vinh khả năng sáng tạo của con người mà còn là những bài học về nét đẹp văn hóa kiến trúc xây dựng, làm nền lịch sự phát triển của nhân loại. Trong đó, ở vùng đất cao nguyên của “thành phố sương mù”, một công trình cổ kính tuy không quá nổi tiếng như: Vườn hoa thành phố, các thác, các hồ… Nhưng là một phần không thể thiếu tạo nên cái tên “ tiểu Paris” thu hút khá nhiều lượt khách tham gia trong và người nước khi đến du lịch Đà Lạt. Đó là nhà ga Đà Lạt.


Nhà ga được xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành 1938. Nét kiến trúc của ga mang đậm phong cách miền Nam nước Pháp Anglo-normand, do hai kiến trúc sư người Pháp Reneron và Moncet phối hợp thiết kế và giám sát hoàn thành công trình. Được mệnh danh là nhà ga cao nhất nước so với mực nước biển hơn 1000m. Sự đồ sộ của công trình thể hiện rất rõ qua các đường nét kích thước: chiều dài 66m, chiều rộng 11,5m, chiều cao đại sảnh 11m, kèo đỡ mái bằng bê tông cốt thép có chiều cao 6m. Mặt bằng nhà ga xây dựng theo nguyên tắc đối xứng qua một trục vuông góc với mặt tiền, một đại sảnh lớn ở giữa và các phòng nối dài hai bên. Nét đặc sắc thu hút của khối công trình có lẻ là hệ lớp mái. Đầu tiên, hình ảnh nối tiếp nhau của ba chóp mái như một biểu trựng núi Langbiang hùng vĩ, đỉnh rìa của ba chóp kéo dài như một kiểu phối hợp thêm nét kiến trúc nhà rông của người dân tộc Tây Nguyên. 


Phía dưới chóp mái có gắn chữ nổi “DALAT” khá lớn. Trong mỗi chóp tương ứng với các khung cửa sổ hình khối, nếu nhìn từ ngoài vào là các ô cửa kính sẫm màu không có gì đáng chú ý. Nhưng từ bên trong, các khung qua ánh sáng của tia nắng sẽ làm nổi bậc những gam màu kính sặc sỡ tạo cảm giác lung linh, ấm cúng. Bên trong nhà ga, tại phòng chờ, cách phối trí khiến người có cảm giác thoáng cao rộng, các họa tiết góc cạnh, thẳng hàng tạo nét vừa uy nghi vừa giản dị. Bên ngoài, hình ảnh những đầu tàu cũ trên các con đường ray cũng là nơi nét thú vị để có thể tạo những bức ảnh đẹp và lãng mạn của các đôi tình nhân chụp hình cưới. Ngoài kiến trúc nhà ga, điều thu hút chúng ta không kém chính là phút trải nghiệm ngồi trên các boong tàu cổ. 


Lộ trình từ nhà ga Đà Lạt đến trại Mát dài 7km. Tàu chạy bằng than, đầu máy kêu to, lượng khói xả ra ngùn ngụt trong bầu không khí lạnh, vun vút đưa người trên tàu ngắm nhìn phong cảnh tươi đẹp xung quanh. Điểm cuối cùng, du khách có thể tham chùa Linh Phước hay chùa Ve Chai- một kiến trúc phật giáo khá đặc sắc và khám phá thị trấn trại Mát.
 
Top